Nguyên lý Le Chatelier
Nguyên lý Le Chatelier

Nguyên lý Le Chatelier

Nguyên lý Le Chatelier (phát âm /lə ˈʃɑːtəlieɪ/), còn được gọi là Nguyên lý chuyển dịch cân bằng, được sử dụng để dự đoán những kết quả của một hay nhiều sự thay đổi trong điều kiện phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp suất, thể tích...) lên các cân bằng hóa học. Nguyên lý được phát hiện bởi Henry Louis Le Chatelier và được đặt theo tên ông, dù Karl Ferdinand Braun cũng phát hiện ra một cách độc lập. Nguyên lý này có thể được phát biểu như sau:Nói cách khác, bất cứ khi nào một hệ thống trong trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì hệ thống sẽ tự điều chỉnh một cách hiệu quả để ảnh hưởng của sự thay đổi sẽ giảm hoặc bị ức chế.Nguyên lý này xuất hiện đầu tiên trong hóa học, nhưng sau đó lại có rất nhiều tên gọi, tùy thuộc vào chuyên ngành sử dụng nó (xem cân bằng nội môi, một thuật ngữ trong Sinh học). Phát biểu phổ biến để nguyên lý Le Chatelier trở thành một quan sát tổng quát hơn[1] như sau:Trong hóa học, nguyên lý này được dùng để tác động đến các kết quả của phản ứng thuận nghịch, thường để tăng sản lượng sản phẩm. Trong dược học, các ràng buộc của phối tử vào các thụ thể có thể thay đổi sự cân bằng theo nguyên lý Le Chatelier, do đó giải thích về hiện tượng đa dạng của kích hoạt thụ thể và giải cảm ứng.[2] Trong kinh tế học, nguyên tắc đã được tổng quát để giúp giải thích điểm cân bằng thị trường của hệ thống kinh tế hiệu quả. Trong các hệ thống cân bằng đồng thời, các hiện tượng có mâu thuẫn rõ ràng với nguyên lý Le Chatelier có thể xảy ra, những điều này có thể được giải thích bằng lý thuyết response reactions (RERs).